Thuật ngữ Luật_hiến_pháp

Dưới góc độ khoa học pháp lý, thuật ngữ Luật Hiến pháp được hiểu dưới ba góc độ khác nhau:[3]

  1. Luật Hiến pháp là một ngành luật. Khi chúng ta tiếp cận dưới góc độ là một hệ thống pháp luật để xem xét về vị trí, vai trò, nội dung, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của một bộ phận hợp thành thì Luật Hiến pháp được hiểu là một ngành luật độc lập. Theo cách tiếp cận như vậy, Luật Hiến pháp được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật của mỗi nước điều chỉnh những vấn đề cơ bản của chế độ xã hội, tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương và địa vị pháp lý cơ bản của con người và của công dân.[4]
  2. Luật Hiến pháp là một bộ môn khoa học luật. Khi đặt trong mối quan hệ với hệ thống các khoa học pháp lý để xác định vị trí, vai trò, nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của một lĩnh vực khoa học.
  3. Luật Hiến pháp là một môn học về luật. Khi chúng ta xem xét từ góc độ nội dung, tính chất và mục đích tác động tới một đối tượng cụ thể nhằm trang bị những tri thức cơ bản nhất về Luật Hiến pháp.[5] Tại Việt Nam hiện nay, Luật Hiến pháp là một môn học chính thức được đưa vào chương trình giảng dạy ở trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội (trước kia là khoa Luật thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn),học viện toà án (đào tạo cán bộ đặc biệt cho ngành toà án Việt Nam), trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Công Đoàn, trường Đại học Nội Vụ và khoa Luật của các trường Đại học khác.